PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỨ KỲ
TRƯỜNG THCS VĂN TỐ
Video hướng dẫn Đăng nhập

NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VÀ HƯỞNG ỨNG

NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM  NĂM 2023

                             Kính thưa các thầy cô giáo và các em học  sinh thân mến!

Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách là sản phẩm, là kho tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng, là người thầy vĩ đại thắp sáng trong mỗi chúng ta nguồn tri thức vô tận, dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới các giá trị nhân văn cao cả . Có thể nói sách là người bạn gần gũi và đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của mỗi người. Cho dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn, con người có thể tìm kiếm khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua mạng internet; thì sách vẫn không thể mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn có của nó, gắn bó với con người trong hàng ngàn năm lịch sử. .Và cho đến tận hôm nay, sách vẫn là nguồn sống quý giá nhất mà không có món ăntinh thần nào có thể so sánh được. Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã kí quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày sách Việt Nam  nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhâncách con người. Bên cạnh đó, sự kiện cũng là  dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội.

Hòa chung trong không khí cả nước chào mừng 47 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ( 30/4/1975-30/4/2023) và hưởng ứng một hoạt động rất có ý nghĩa là Ngày Sách và văn hóa đọc  Việt Nam (21/4/2017-21/4/2023),  Thư viện trường THCSVăn Tố tổ chức chương trình  tuyên truyền kỷ niệm Ngày  Sách và văn hóa đọc Việt Nam.

     Kính thưa quý thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!

     Sách rất cần thiết và quan trọng, V. I. Lenin đã phải thừa nhận rằng:

“Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhà văn Ghécxen cũng từng viết: “Sách là di huấn về tinh thần thế hệ này đối với thế hệ khác. Đó là lời khuyên của người già sắp từ giã cõi đời đối với người trẻ mới bước vào cuộc sống, đó là mệnh lệnh của người đứng gác sắp đến giờ nghỉ truyền cho người đứng gác thay. Nhưng trang sách không phải chỉ có quá khứ, sách còn là văn kiện giúp ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lý và sức mạnh được tìm ra qua nhiều đau khổ đôi khi còn nhuốm đầy mồ hôi hòa với máu, sách báo còn là cương lĩnh của tương lai” .Đọc sách với mỗi người là cơ hội để được tiếp cận với khối lượng tri thức khổng lồ, nhưng hiện nay có một thực tế ai cũng thấy rất rõ là từ nhiều năm nay, người Việt ngày càng “lười” đọc sách.Trung bình một năm, một người Việt Nam đọc chưa tới 1 quyển sách ở trong thư viện một tỉ lệ rất thấp so với mức trung bình của thế giới. Nhiều người trong chúng ta vẫn chưa thấy được sách là sản phẩm vật chất của của nền văn minh nhân loại, đồng thời là phương tiện chứa đựng và chuyển tải những tri thức, những thành quả lao động mà con người sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử. Nhờ sách, con người có thể biết về lịch sử, văn hoá, về phong tục, tập quán và quá trình phát triển của các dân tộc, các quốc gia khác nhau từ cổ đại, cận đại cho tới tận hôm nay.Thế nhưng, “văn hóa đọc” ngày nay đang thực sự đứng trước nguy cơ bị mai một và  nghiêm trọng hơn khi nó lan sâu vào thế hệ trẻ những người nắm giữ vận mệnh, tương lai của đất nước. Thông qua chương trình hôm nay, tôi muốn gửi đến tất cả mọi người, nhất là các bạn học sinh một thông điệp: Sách : Nhận thức – Đổi mới –sáng tạo ; Sách cho bạn cho tôi- Hãy đam mê với sách, xem sách như một bảo bối, một kho tàng tri thức, một công cụ đắc lực để nuôi dưỡng tâm hồn, thắp sáng ước mơ, bồi đắp kiến thức để vươn tới những thành công, hướng đến một xã hội nhân văn và tốt đẹp hơn.

Kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến! Hưởng ứng ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21/4 năm nay ban thư viện xin triển khai một số hoạt  động sau :

 Hoạt động thứ nhất : Triển khai cuộc thi : Tìm hiểu  cuốn sách : lịch sử Hải Dương , nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật  ấn hành năm 2021.

Cuốn sách là sản phẩm của công trình nghiên cứu khoa học do Tỉnh ủy ,ủy ban nhân dân , Ủy ban mặt trận tổ quốc Hải Dương kết hợp đội ngũ các nhà sử học  của Viện sử học Việt Nam tiến hành nghiên cứu , biên soạn.

         Thưa thầy cô và các em !  Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước trải hàng nghìn năm của dân tộc ta, mảnh đất, con người Xứ Đông - Hải Dương đã có nhiều cống hiến to lớn và giữ vị trí quan trọng. Đây là vùng đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, là một trong những cái nôi của nền văn minh sông Hồng, của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua hành trình dựng nước và giữ nước, cộng đồng cư dân nơi đây đã chung lưng đấu cật để chinh phục tự nhiên, tổ chức xã hội, lao động sản xuất và đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước, góp phần xứng đáng viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Là một bộ phận không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam thân yêu, Hải Dương vừa mang những đặc điểm chung, vừa tạo được cho mình một bản sắc “Xứ Đông” độc đáo, góp phần làm phong phú, sinh động thêm cho truyền thống dân tộc Việt Nam.

 

            Bộ sử là sự tái hiện quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của con người Xứ Đông trên vùng đất Hải Dương; bước đầu tổng kết và rút ra những bài học lịch sử, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, đoàn kết đấu tranh, anh hùng bất khuất trong chiến đấu, chịu khó, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động của người dân Hải Dương nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

         Bộ sử  sử gồm 4 tập :

       Tập I tái dựng chặng đường dài lịch sử, từ buổi đầu dựng nước đến đầu thế kỷ X (năm 905), một thời kỳ lịch sử giữ vị trí quan trọng là tầng nền trên vùng đất Hải Dương, được coi là tiền đề, động lực cho các thời kỳ lịch sử tiếp theo. Với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, vùng đất Hải Dương là một trong những cái nôi sinh sống của con người từ thời tiền sử . Theo dòng chảy chung của lịch sử dân tộc, trên vùng đất Hải Dương đã xuất hiện các cộng đồng cư trú cùng xây dựng cuộc sống, tổ chức xã hội, hình thành nên bản sắc văn hóa, là một trong những hạt nhân có mặt từ buổi đầu dựng nước dưới chính thể của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

         Tập II (từ năm 905 đến năm 1883) Tập II được bắt đầu từ năm 905 gắn với sự kiện hào trưởng đất Hồng Châu là Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân đứng lên giành quyền tự chủ từ chính quyền đô hộ nhà Đường. Dấu mốc năm 905 được coi là khởi đầu cho lịch sử Việt Nam thời trung đại, tạo cơ sở và nền móng cho Ngô Vương Quyền xây dựng nền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam sau đại thắng Bạch Đằng đánh tan quân xâm lược Nam Hán cuối năm Mậu Tuất (năm 938). Tập II cũng tạm kết vào năm 1883, gắn với sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm thành Hải Dương lần thứ hai vào ngày 19/8/1883.

      Tập III (từ năm 1883 đến năm 1945) Dấu mốc khởi đầu của lịch sử cận đại Hải Dương gắn với sự kiện thực dân Pháp nổ súng tấn công và chiếm thành Hải Dương vào giữa tháng 8/1883.Cũng từ đây, thực dân Pháp bắt đầu quá trình thiết lập bộ máy thống trị ở Hải Dương cũng như toàn xứ Bắc Kỳ. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Hải Dương bắt đầu cuộc hành trình đầy gian khổ, nhưng cũng hết sức vẻ vang - hành trình đấu tranh tự giải phóng mình khỏi ách áp bức dân tộc và áp bức xã hội. Từ đầu thập niên 70 thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã đưa quân ra xâm lược các tỉnh Bắc Kỳ. Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi (tháng 7/1885), phong trào vũ trang kháng Pháp lại bùng nổ mạnh mẽ trên khắp cả nước. Dưới sự lãnh đạo của các vị thủ lĩnh như Nguyễn Thiện Thuật và Nguyễn Đức Tiết (Đốc Tít), nhân dân Hải Dương kiên cường đứng lên chống giặc, mặc dù cuối cùng vẫn bị thất bại.

        Tập IV được mở đầu bằng sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 02/9/1945, tuyên bố về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tạm dừng ở năm 2015.

Nội dung tập IV đã dựng lại một cách khách quan, toàn diện và có hệ thống quá trình lịch sử 70 năm của Hải Dương (1945 - 2015), qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và quá trình thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.

- Về đối tượng tham gia : học sinh khối 6, khối 7

- Thời gian :Từ 14/4 đến 19/4/2023

- Hình thức : học sinh viết bài dự thi trên khổ giấy A4

Cơ cấu giải thưởng :

+01 giải nhất : :  100,000  (đ)

+ 02 giải nhì: 50,000 (đ)

+5 giả ba : 40,000 (đ)

+6 giải khuyến khích : 30,000 (đ)

 Các lớp  nộp bài dự thi về ban tổ chức vào sáng ngày 20/4 . Chiều 20/4 tổ chức chấm và sáng 21/4 công bố trao giải .

      Ban tổ chức khuyến khích các bài  dự thi có hình thức sáng tạo , nội dung phong phú ...

 Hoạt động thứ 2: Phát động phong trào quyên góp , ủng hộ sách cho thư viện

     Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn  thể các em học sinh . Sách là kho tàng tri thức nhân loại, đọc sách là cách học tốt nhất .Thay mặt cho  ban thư viện trường cô rất mong các em  cùng nhau mỗi ngày hãy giành  một chút thời gian để đọc về một cuốn sách, sách giúp chúng ta tăng thêm phần hiểu biết để nâng cao việc học và tầm hiểu biết ra thế giới bên ngoài, nếu chúng ta chỉ học trong phạm vi kiến thức trong nhà trường thì chúng ta cũng chưa thể hiểu hết về thế giới bên ngoài được. Và các em  hãy cùng  bạn bè của mình  đem những cuốn sách hay ủng hộ vào thư viện của nhà trường để giúp cho nhiều bạn được sử dụng hơn nữa với tư duy tốt đẹp “ góp một cuốn sách để đọc nhiều cuốn sách”  - Một cuốn sách có thể truyền kiến thức đến hàng triệu người nếu chúng ta biết cách sử dụng nó. Các bạn hãy chia sẻ những cuốn sách  tham khảo , sách  giáo khoa , truyện thiếu nhi ....mà mình đã học   góp vào tủ sách chung của thư viện để các bạn khác cùng được đọc nó. Mọi sự ủng hộ của các bạn xin gửi về ban thư viện trường .

        Nào các em hãy cùng tôi tham gia vào hưởng ứng ngày  sách và văn hóa đọc Việt Nam của trường chúng ta ngày  hôm nay.  Tôi xin 

NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VÀ HƯỞNG ỨNG

NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM  NĂM 2023

Kính thưa các thầy cô giáo và các em học  sinh thân mến!

Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách là sản phẩm, là kho tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng, là người thầy vĩ đại thắp sáng trong mỗi chúng ta nguồn tri thức vô tận, dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới các giá trị nhân văn cao cả . Có thể nói sách là người bạn gần gũi và đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của mỗi người. Cho dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn, con người có thể tìm kiếm khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua mạng internet; thì sách vẫn không thể mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn có của nó, gắn bó với con người trong hàng ngàn năm lịch sử. .Và cho đến tận hôm nay, sách vẫn là nguồn sống quý giá nhất mà không có món ăntinh thần nào có thể so sánh được. Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã kí quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày sách Việt Nam  nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhâncách con người. Bên cạnh đó, sự kiện cũng là  dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội.

Hòa chung trong không khí cả nước chào mừng 47 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ( 30/4/1975-30/4/2023) và hưởng ứng một hoạt động rất có ý nghĩa là Ngày Sách và văn hóa đọc  Việt Nam (21/4/2017-21/4/2023),  Thư viện trường THCSVăn Tố tổ chức chương trình  tuyên truyền kỷ niệm Ngày  Sách và văn hóa đọc Việt Nam.

     Kính thưa quý thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!

     Sách rất cần thiết và quan trọng, V. I. Lenin đã phải thừa nhận rằng:

“Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhà văn Ghécxen cũng từng viết: “Sách là di huấn về tinh thần thế hệ này đối với thế hệ khác. Đó là lời khuyên của người già sắp từ giã cõi đời đối với người trẻ mới bước vào cuộc sống, đó là mệnh lệnh của người đứng gác sắp đến giờ nghỉ truyền cho người đứng gác thay. Nhưng trang sách không phải chỉ có quá khứ, sách còn là văn kiện giúp ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lý và sức mạnh được tìm ra qua nhiều đau khổ đôi khi còn nhuốm đầy mồ hôi hòa với máu, sách báo còn là cương lĩnh của tương lai” .Đọc sách với mỗi người là cơ hội để được tiếp cận với khối lượng tri thức khổng lồ, nhưng hiện nay có một thực tế ai cũng thấy rất rõ là từ nhiều năm nay, người Việt ngày càng “lười” đọc sách.Trung bình một năm, một người Việt Nam đọc chưa tới 1 quyển sách ở trong thư viện một tỉ lệ rất thấp so với mức trung bình của thế giới. Nhiều người trong chúng ta vẫn chưa thấy được sách là sản phẩm vật chất của của nền văn minh nhân loại, đồng thời là phương tiện chứa đựng và chuyển tải những tri thức, những thành quả lao động mà con người sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử. Nhờ sách, con người có thể biết về lịch sử, văn hoá, về phong tục, tập quán và quá trình phát triển của các dân tộc, các quốc gia khác nhau từ cổ đại, cận đại cho tới tận hôm nay.Thế nhưng, “văn hóa đọc” ngày nay đang thực sự đứng trước nguy cơ bị mai một và  nghiêm trọng hơn khi nó lan sâu vào thế hệ trẻ những người nắm giữ vận mệnh, tương lai của đất nước. Thông qua chương trình hôm nay, tôi muốn gửi đến tất cả mọi người, nhất là các bạn học sinh một thông điệp: Sách : Nhận thức – Đổi mới –sáng tạo ; Sách cho bạn cho tôi- Hãy đam mê với sách, xem sách như một bảo bối, một kho tàng tri thức, một công cụ đắc lực để nuôi dưỡng tâm hồn, thắp sáng ước mơ, bồi đắp kiến thức để vươn tới những thành công, hướng đến một xã hội nhân văn và tốt đẹp hơn.

Kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến! Hưởng ứng ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21/4 năm nay ban thư viện xin triển khai một số hoạt  động sau :

 Hoạt động thứ nhất : Triển khai cuộc thi : Tìm hiểu  cuốn sách : lịch sử Hải Dương , nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật  ấn hành năm 2021.

Cuốn sách là sản phẩm của công trình nghiên cứu khoa học do Tỉnh ủy ,ủy ban nhân dân , Ủy ban mặt trận tổ quốc Hải Dương kết hợp đội ngũ các nhà sử học  của Viện sử học Việt Nam tiến hành nghiên cứu , biên soạn.

         Thưa thầy cô và các em !  Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước trải hàng nghìn năm của dân tộc ta, mảnh đất, con người Xứ Đông - Hải Dương đã có nhiều cống hiến to lớn và giữ vị trí quan trọng. Đây là vùng đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, là một trong những cái nôi của nền văn minh sông Hồng, của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua hành trình dựng nước và giữ nước, cộng đồng cư dân nơi đây đã chung lưng đấu cật để chinh phục tự nhiên, tổ chức xã hội, lao động sản xuất và đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước, góp phần xứng đáng viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Là một bộ phận không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam thân yêu, Hải Dương vừa mang những đặc điểm chung, vừa tạo được cho mình một bản sắc “Xứ Đông” độc đáo, góp phần làm phong phú, sinh động thêm cho truyền thống dân tộc Việt Nam.

 

            Bộ sử là sự tái hiện quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của con người Xứ Đông trên vùng đất Hải Dương; bước đầu tổng kết và rút ra những bài học lịch sử, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, đoàn kết đấu tranh, anh hùng bất khuất trong chiến đấu, chịu khó, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động của người dân Hải Dương nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

         Bộ sử  sử gồm 4 tập :

       Tập I tái dựng chặng đường dài lịch sử, từ buổi đầu dựng nước đến đầu thế kỷ X (năm 905), một thời kỳ lịch sử giữ vị trí quan trọng là tầng nền trên vùng đất Hải Dương, được coi là tiền đề, động lực cho các thời kỳ lịch sử tiếp theo. Với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, vùng đất Hải Dương là một trong những cái nôi sinh sống của con người từ thời tiền sử . Theo dòng chảy chung của lịch sử dân tộc, trên vùng đất Hải Dương đã xuất hiện các cộng đồng cư trú cùng xây dựng cuộc sống, tổ chức xã hội, hình thành nên bản sắc văn hóa, là một trong những hạt nhân có mặt từ buổi đầu dựng nước dưới chính thể của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

         Tập II (từ năm 905 đến năm 1883) Tập II được bắt đầu từ năm 905 gắn với sự kiện hào trưởng đất Hồng Châu là Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân đứng lên giành quyền tự chủ từ chính quyền đô hộ nhà Đường. Dấu mốc năm 905 được coi là khởi đầu cho lịch sử Việt Nam thời trung đại, tạo cơ sở và nền móng cho Ngô Vương Quyền xây dựng nền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam sau đại thắng Bạch Đằng đánh tan quân xâm lược Nam Hán cuối năm Mậu Tuất (năm 938). Tập II cũng tạm kết vào năm 1883, gắn với sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm thành Hải Dương lần thứ hai vào ngày 19/8/1883.

      Tập III (từ năm 1883 đến năm 1945) Dấu mốc khởi đầu của lịch sử cận đại Hải Dương gắn với sự kiện thực dân Pháp nổ súng tấn công và chiếm thành Hải Dương vào giữa tháng 8/1883.Cũng từ đây, thực dân Pháp bắt đầu quá trình thiết lập bộ máy thống trị ở Hải Dương cũng như toàn xứ Bắc Kỳ. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Hải Dương bắt đầu cuộc hành trình đầy gian khổ, nhưng cũng hết sức vẻ vang - hành trình đấu tranh tự giải phóng mình khỏi ách áp bức dân tộc và áp bức xã hội. Từ đầu thập niên 70 thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã đưa quân ra xâm lược các tỉnh Bắc Kỳ. Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi (tháng 7/1885), phong trào vũ trang kháng Pháp lại bùng nổ mạnh mẽ trên khắp cả nước. Dưới sự lãnh đạo của các vị thủ lĩnh như Nguyễn Thiện Thuật và Nguyễn Đức Tiết (Đốc Tít), nhân dân Hải Dương kiên cường đứng lên chống giặc, mặc dù cuối cùng vẫn bị thất bại.

        Tập IV được mở đầu bằng sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 02/9/1945, tuyên bố về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tạm dừng ở năm 2015.

Nội dung tập IV đã dựng lại một cách khách quan, toàn diện và có hệ thống quá trình lịch sử 70 năm của Hải Dương (1945 - 2015), qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và quá trình thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.

- Về đối tượng tham gia : học sinh khối 6, khối 7

- Thời gian :Từ 14/4 đến 19/4/2023

- Hình thức : học sinh viết bài dự thi trên khổ giấy A4

Cơ cấu giải thưởng :

+01 giải nhất : :  100,000  (đ)

+ 02 giải nhì: 50,000 (đ)

+5 giả ba : 40,000 (đ)

+6 giải khuyến khích : 30,000 (đ)

 Các lớp  nộp bài dự thi về ban tổ chức vào sáng ngày 20/4 . Chiều 20/4 tổ chức chấm và sáng 21/4 công bố trao giải .

      Ban tổ chức khuyến khích các bài  dự thi có hình thức sáng tạo , nội dung phong phú ...

 Hoạt động thứ 2: Phát động phong trào quyên góp , ủng hộ sách cho thư viện

     Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn  thể các em học sinh . Sách là kho tàng tri thức nhân loại, đọc sách là cách học tốt nhất .Thay mặt cho  ban thư viện trường cô rất mong các em  cùng nhau mỗi ngày hãy giành  một chút thời gian để đọc về một cuốn sách, sách giúp chúng ta tăng thêm phần hiểu biết để nâng cao việc học và tầm hiểu biết ra thế giới bên ngoài, nếu chúng ta chỉ học trong phạm vi kiến thức trong nhà trường thì chúng ta cũng chưa thể hiểu hết về thế giới bên ngoài được. Và các em  hãy cùng  bạn bè của mình  đem những cuốn sách hay ủng hộ vào thư viện của nhà trường để giúp cho nhiều bạn được sử dụng hơn nữa với tư duy tốt đẹp “ góp một cuốn sách để đọc nhiều cuốn sách”  - Một cuốn sách có thể truyền kiến thức đến hàng triệu người nếu chúng ta biết cách sử dụng nó. Các bạn hãy chia sẻ những cuốn sách  tham khảo , sách  giáo khoa , truyện thiếu nhi ....mà mình đã học   góp vào tủ sách chung của thư viện để các bạn khác cùng được đọc nó. Mọi sự ủng hộ của các bạn xin gửi về ban thư viện trường .

        Nào các em hãy cùng tôi tham gia vào hưởng ứng ngày  sách và văn hóa đọc Việt Nam của trường chúng ta ngày  hôm nay.  Tôi xin 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LỄ KỶ NIỆM 35 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2017 TRƯỜNG THCS VĂN TỐ ... Cập nhật lúc : 10 giờ 47 phút - Ngày 24 tháng 11 năm 2017
Xem chi tiết
Ngày 05/9/2017, hơn 300 học sinh và các thầy cô giáo trường THCS Văn Tố cùng tựu trường tham dự lễ Khai giảng năm học 2017-2018 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 55 phút - Ngày 6 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
Ngày 23/3/2015 tại trường THCS Văn Tố diễn ra lễ míttinh kỷ niệm ngày thành thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ... Cập nhật lúc : 11 giờ 6 phút - Ngày 8 tháng 4 năm 2015
Xem chi tiết
Ngày 05/9/2014 Trường THCS Văn Tố long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2014-2015 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 23 phút - Ngày 10 tháng 9 năm 2014
Xem chi tiết
Ngày 10-4-2014 tại trường tiểu học Văn Tố tổ chức hội diễn văn nghệ ngành giáo dục năm 2014 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 59 phút - Ngày 29 tháng 4 năm 2014
Xem chi tiết
Trường THCS Văn Tố gặp mặt giao lưu với các chiến sỹ Điện Biên xã nhà trường hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954-07/5/2014 ... Cập nhật lúc : 7 giờ 35 phút - Ngày 2 tháng 5 năm 2014
Xem chi tiết